Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyện ngắn Sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyện ngắn Sống. Hiển thị tất cả bài đăng

Hãy thương vợ bạn nhiều hơn

Đàn ông thương vợ:
Sẽ thấy lời vợ nói là những gì đáng để lắng nghe vì họ muốn hiểu vợ họ hơn.
Đàn ông không thương vợ:
Thà ngủ còn hơn nghe mụ vợ nói nhảm.
Đàn ông thương vợ:
Đi đâu làm gì cũng hỏi ý vợ. Vợ vui thì đi, không thì ở nhà với vợ. Đơn giản họ ko muốn vợ buồn.
Đàn ông không thương vợ: 
Đi đâu là quyền của họ, ko việc gì phải nói với vợ. Vợ chứ có phải là mẹ, là bà nội đâu mà phải xin vs chả phép.
Đàn ông thương vợ:
Họ chọn những ngày ý nghĩa quan trọng được bên vợ. Vì đó là hạnh phúc và niềm vui của họ.
Đàn ông không thương vợ:
Ngày quan trọng đi chơi vs bạn bè, ăn nhậu là niềm vui bất tận.
Đàn ông thương vợ:
Sẽ ko bao giờ làm vợ họ phải khóc, phải rơi 1 giọt nước mắt nào vì họ.
Đàn ông không thương vợ:
Làm vợ khóc nhiều. Xong còn bảo con này khóc mãi ko biết mệt, hay câu chả có việc gì mà suốt ngày khóc.
Đàn ông thương vợ: 
Không bao giờ bỏ vợ ở nhà một mình để đi qua đêm.
Đàn ông không thương vợ: 
Qua đêm là chuyện bình thường. Miễn không làm gì sai là được.
Ngày xư của mình là màu đỏ nhe mà giờ đang trên con đường màu xanh .Bây giờ màu xanh cảm thấy cuộc đời rất tươi đẹp
Sưu tầm chỉnh sửa vansanh.com

HAI LOẠI NGƯỜI CÓ THỂ CỨU THẾ GIỚI

CÓ HAI LOẠI NGƯỜI CÓ THỂ CỨU ĐƯỢC THẾ GIỚI NÀY, CŨNG CÓ THỂ HỦY DIỆT THẾ GIỚI NÀY : MỘT LÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC, HAI LÀ NGƯỜI LÀM NGHỀ TRUYỀN THÔNG
"Tôi còn nhớ năm kia tôi ở Hồng Kông, Đài truyền hình Phụng Hoàng đến phỏng vấn tôi. Ngày hôm đó cũng là may mắn, tôi gặp được ông Chủ tịch Hội đồng quản trị Lưu Trường Lạc. Sau khi phỏng vấn xong, chúng tôi uống trà ở văn phòng làm việc của ông ấy. Tôi nói với ông ấy, ngày nay trên thế giới tai nạn rất nhiều, điều này mọi người đều biết, bất luận là giàu sang nghèo hèn, cư trú ở trên thế gian này hầu như là không có cảm giác an toàn, cái này gọi là lòng người hoang mang, sống rất là đau khổ. Tôi nói trên thế giới này có hai người có thể cứu được thế giới này, cũng có thể hủy diệt thế giới này. Ông ấy hỏi tôi là hai người nào? Tôi nói, thứ nhất là người lãnh đạo đất nước, họ có quyền lực;thứ hai là những người là giống như các bạn - là làm nghề truyền thông. Nếu như bạn truyền thông tin nội dung là điều tốt, vậy là bạn cứu thế giới này.Nếu như nội dung của thông tin là dạy người ta sát đạo dâm vọng, vậy là bạn hủy diệt thế giới.Hy vọng là ngành truyền thông đưa tin nhiều một chút về nhân nghĩa đạo đức, đưa tin nhiều một chút về điều tốt, ít đưa tin về điều xấu xa, đương nhiên tốt nhất là không cần đưa những tin xấu.

Người làm nghề truyền thông này có một quan niệm vô cùng sai lầm. Sai lầm ở chỗ nào vậy? Nếu mà không đưa những tin tức xấu xa thì hình như là không được khán giả đón xem, vậy là không thể kiếm tiền. Nơi nơi đều muốn có lợi ích, nhưng mà phía sau cái lợi thì có hại, họ đã quên cái hại này rồi.Bạn được bao nhiêu lợi ích, bạn mang lại cho xã hội bao nhiêu điều tai hại, cái này không thể so sánh. Trong một trăm phần, bạn được lợi chỉ có một phần, xã hội nhận điều tai hại là 99 phần, lương tâm bạn ở đâu?
Tại sao tôi nói quan niệm của họ là sai lầm? Cá nhân cũng vậy, gia đình cũng vậy, công ty cũng vậy, thậm chí đến cả quốc gia, mọi người đều biết được,người ta gọi là số mạng. Cá nhân thì có số mạng của cá nhân, gia đình thì có số mạng của gia đình, công ty của bạn thì có số mạng của công ty, đất nước có vận mệnh của đất nước. Nếu như trong mạng của bạn có của cải, bất luận là làm ngành nghề gì cũng đều phát tài. Cho nên bạn kinh doanh ngành nghề này, bạn có tài sản nhiều như thế, bạn nên thay đổi mà đi làm những điều tốt lành hơn, thì thu nhập của bạn vẫn nhiều như thế, nhất định là không có giảm ít đi. Nếu mà giảm ít đi là do trong mạng của bạn không có. Tại sao phải làm những việc trái với lương tâm vậy? Tài sản mà bạn đã có được, thực tế mà nói, trong sự tưởng tượng của tôi là đã bị hao tổn đi rồi. Trong mạng của bạn có 100 tỉ, tài sản lớn như thế, nhưng bởi vì công việc bạn làm là tổn hại cho xã hội, là công việc gây hại cho chúng sanh, đại khái tài sản bạn có được, chúng tôi nói là giảm phước, đã giảm từ phân nửa trở lên, bạn còn ở đó dương dương tự đắc, cho rằng tôi kiếm được nhiều như thế này, trên thực tế là đã bị hao tổn so với ở trong mạng của bạn có rồi. Con người nên tin tưởng nhân quả báo ứng."
( Trích giảng Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác- Pháp sư Tịnh Không)
Sưu Tập :  tinhkhongphapngu.net

Ba và mẹ, hai từ ngữ thần thánh

Ba và mẹ, hai từ ngữ thần thánh, thiêng liêng bao quát hết thảy tình yêu trên thế gian này, thật đáng để cho chúng ta dùng cả đời để gọi.

Vào ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hai người trông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kia là ai vậy?

Khi tôi nhìn sang, chợt thấy một ông lão đang nhìn chằm chằm về phía mình, bên cạnh còn có một bà lão. Thấy tôi nhìn sang, họ liền vội vã cúi gầm mặt xuống. Tôi không quen biết gì với cả hai người, nhưng nhìn họ cũng không giống những người ăn xin, quần áo họ mặc trông còn mới. Điều khiến mẹ nói họ giống ăn mày là vì cái lưng còng, bên cạnh còn có cây gậy.

Mẹ bảo Thiên Trì vốn là cô nhi, bên đó vốn không có người thân đến, nếu như không phải chỗ quen biết gì thì hãy đuổi họ đi.

“Thời buổi này, những người ăn xin rất là xấu nết, cứ thích đợi ở trước cửa nhà hàng, thấy nhà nào có đám tiệc liền giả làm người thân đến ăn chực”.
Tôi nói: “Chắc không vậy đâu mẹ, để con gọi Thiên Trì đến để hỏi thử xem sao?”

Thiên Trì giật mình hoảng loạn khiến cho những bó hoa tôi đang cầm trên tay rơi “bịch” xuống đất, cuối cùng anh ấp a ấp úng nói họ chính là ông chú và bà thím của mình.

Tôi khẽ liếc mẹ một cái, ý nói rằng suýt chút nữa đã đuổi người thân đi rồi.

Mẹ nói: “Thiên Trì, con không phải là cô nhi sao? Vậy thì người thân ở đâu ra vậy?”

Thiên Trì sợ mẹ, cúi gầm mặt xuống nói đó là họ hàng xa của anh, rất lâu đã không qua lại rồi, nhưng kết hôn là chuyện lớn, trong nhà ngay cả một người thân cũng không đến, trong lòng cảm thấy rất đáng tiếc, vậy nên…..

Tôi dựa vào vai Thiên Trì, trách anh có người thân đến mà không nói sớm, chúng ta nên đặt cho họ một bàn, nếu đã là họ hàng thân thích thì không thể ngồi ở bàn dự bị được.



Thiên Trì ngăn lại, nói là cứ để họ ngồi ở đó đi, ngồi ở bàn khác họ ăn uống cũng không thấy thoải mái.

Mãi đến lúc mở tiệc, ông chú và bà thím cũng vẫn ngồi ở bàn đó.

Lúc mời rượu đi ngang qua bàn hai người ngồi, Thiên Trì do dự một hồi rồi vội kéo tôi đi ngang qua. Tôi ngoảnh đầu nhìn lại, thấy họ cúi mặt xuống đất, nghĩ ngợi một hồi, tôi kéo Thiên Trì trở lại: “Ông chú, bà thím, chúng con xin kính rượu hai người!”.

Hai người ngẩng đầu lên, có phần ngạc nhiên nhìn chúng tôi.

Đầu tóc hai cụ đều đã bạc trắng hết cả, xem ra già nhất cũng đã bảy tám chục tuổi rồi, đôi mắt của thím rất sâu, mặt tuy đối diện với tôi nhưng ánh mắt cứ lờ đờ, chớp giật liên hồi.

Tôi lấy tay quơ qua quơ lại vô định trước mặt bà thím, không thấy có phản ứng gì, thì ra bà thím là một người mù.

“Ông………ông chú…. bà thím….., đây là vợ con Tiểu Khiết, bây giờ chúng con xin được kính rượu hai người!”, Thiên Trì đang dùng giọng quê để nói chuyện với họ.

“Ờ…..ờ……”, ông chú nghiêng nghiêng ngả ngả đứng dậy, tay trái vịn vào vai của thím, còn tay phải run run nhấc ly rượu lên, lòng bàn tay đều là những vết chai màu vàng, giữa những khe móng tay dày cộm còn dính lại bùn đất màu đen.

Những tháng ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời khiến cho họ bị còng lưng quá sớm. Tôi kinh ngạc phát hiện rằng, chân phải của ông chú là một khoảng trống không.

Bà thím thì bị mù, ông chú thì bị què, sao trên đời lại có một đôi vợ chồng như thế?

“Đừng có đứng nữa, hai người hãy ngồi xuống đi”.

Tôi đi sang dùng tay dìu họ. Ông chú loạng choạng ngồi xuống, lúc ấy không hiểu tại sao bà thím lại nước mắt đầm đìa, chảy mãi không thôi, còn ông chú thì chẳng nói chẳng rằng lấy tay vỗ nhẹ vào lưng bà. Tôi thật muốn khuyên họ vài câu, nhưng Thiên Trì đã kéo tôi rời khỏi .

Tôi nói với Thiên Trì rằng: “Đợi đến khi họ về nhà hãy cho họ chút tiền đi, tội nghiệp quá. Hai người đều bị tàn tật cả, những tháng ngày sau này không biết ông bà phải sống thế nào đây”.

Thiên Trì gật gật đầu không có nói gì cả, chỉ ôm chặt lấy tôi.


Đêm trừ tịch đầu tiên sau ngày cưới

Thiên Trì bảo rằng dạ dày bị đau nên không ăn cơm tối được, cứ thế đi về phòng ngủ. Tôi bảo mẹ hãy nấu chút cháo, rồi cũng theo vào phòng. Thiên Trì nằm trên giường, trong mắt vẫn còn đọng nước mắt.

Tôi bảo: “Thiên Trì không nên như vậy, đêm trừ tịch đầu năm mà không ăn cơm tối với cả nhà, lại còn chạy về phòng như thế nữa. Cứ như là cả nhà em bạc đãi anh vậy, cứ mỗi lần đến ngày lễ Tết đều bị đau dạ dày, sao lại có chuyện như vậy được? Thật ra em biết anh không phải là bị đau dạ dày, nói đi, rốt cuộc là có chuyện gì vậy?”

Thiên Trì rầu rĩ một hồi lâu, rồi nói: “Xin lỗi, chỉ là anh nhớ đến ông chú và bà thím, còn có ba mẹ đã mất của anh nữa. Anh sợ trong lúc ăn cơm không nhịn được, sẽ khiến cho ba mẹ không vui nên mới nói là bị đau dạ dày”.

Tôi ôm chầm lấy anh, nói: “Ngốc quá, nhớ họ thì khi đón Tết xong chúng ta sẽ cùng đi thăm họ là được rồi, hơn nữa em cũng rất muốn biết là hai người họ sống thế nào”.

Thiên Trì nói: “Thôi, đường núi đó rất khó đi. Em sẽ mệt, hãy đợi khi nào đường xá thông suốt, chúng ta khi đó chắc cũng đã có con cái rồi, lúc đó sẽ dẫn em đến đó thăm họ vậy”.

Trong lòng tôi rất muốn nói: “Đợi đến khi chúng ta có con rồi, chắc họ đã không còn nữa!”, nhưng không dám nói ra, chỉ nói hãy gửi chút tiền và đồ dùng cho họ vậy!

Giữa kì trung thu năm thứ hai

Tôi vừa khéo đang công tác ở bên ngoài, Tết Trung Thu ngày đó lại không về nhà được.

Tôi rất nhớ Thiên Trì và ba mẹ, nên liền gọi điện cho Thiên Trì nấu cháo điện thoại rất lâu.

Tôi hỏi Thiên Trì rằng những lúc nhớ tôi ngủ không được thì làm thế nào đây?

Thiên Trì bảo là lên mạng hoặc là xem ti vi, nếu như vẫn không được thì nằm ở đó, mở to mắt mà nhớ tôi vậy.

Buổi tối hôm đó, chúng tôi nói chuyện mãi đến khi điện thoại hết pin mới thôi.

Vốn dĩ muốn chọc ghẹo chồng một chút, thật không ngờ…

Nằm trên giường ngủ trong khách sạn, nhìn ánh trăng tròn bên ngoài cửa sổ, tôi làm thế nào cũng không ngủ được. Mở to đôi mắt mà nước mắt cứ chảy mãi không ngừng, tôi thất sự rất nhớ Thiên Trì, nhớ ba và mẹ.

Nghĩ rằng Thiên Trì chắc cũng không ngủ được, nói không chừng vẫn còn đang ở trên mạng.

Tôi liền bật dậy mở vi tính, tạo một cái nick mới tên là “lắng nghe lòng bạn”, để chọc ghẹo Thiên Trì một chút. Dò tìm một chút, quả nhiên Thiên Trì vẫn còn ở đó, tôi chủ động nhập nick của anh, anh chấp nhận.

Tôi hỏi anh: “Ngày Tết trung thu muôn nhà đoàn viên như thế này, sao anh vẫn còn dạo chơi trên mạng vậy?”

Anh trả lời: “Vì vợ tôi đang đi công tác bên ngoài, tôi nhớ cô ấy đến không ngủ được, vậy nên lên mạng xem thế nào”.

Tôi rất vừa ý với câu nói này.

Tôi lại gõ tiếp: “Vợ không có nhà, có thể tìm một người tình khác để thay thế mà, giống như nói chuyện trên mạng vậy nè, tâm sự để tự an ủi mình một chút”.

Một lúc lâu, anh ấy mới trả lời lại: “Nếu như cô muốn tìm người tình, vậy thì xin lỗi vậy, tôi không phải là người cô cần tìm, tạm biệt”.

“Xin lỗi, tôi không phải là có ý đó, anh đừng giận nha”, Pa….pa…pa…Tôi vội vàng gửi tin nhắn cho anh.

Một lát sau, anh ấy hỏi tôi: “Sao bạn lại dạo chơi trên mạng vậy?”

Tôi nói: “Tôi làm việc bên ngoài, bây giờ cảm thấy rất nhớ ba và mẹ. Lúc nãy cũng vừa mới nói chuyện với bạn trai xong, nhưng vẫn không ngủ được, liền lên mạng để giải trí một chút”.

“Tôi cũng rất nhớ ba và mẹ tôi, chỉ có điều là người thân đang ở bên ngoài, con muốn phụng dưỡng mà không được”.

“Người thân ở bên ngoài, con muốn phụng dưỡng mà không được. Nói vậy là sao?”.

Tôi lặp lại câu này rồi gửi cho anh.

Tôi có chút khó hiểu, Thiên Trì sao lại nói những lời như thế?

“Bạn tên là ‘lắng nghe lòng bạn’, hôm nay tôi sẽ kể cho bạn nghe vậy. Có một vài chuyện mà để trong lòng quá lâu thế nào cũng sẽ sinh bệnh, đem nói ra chắc sẽ dễ chịu hơn một chút, dù sao đi nữa tôi và bạn cũng không biết gì nhau, bạn cứ xem như là nghe một câu chuyện vậy”.

Thế là, tôi tình cờ biết được câu chuyện mà Thiên Trì đã cất giấu trong lòng bấy lâu nay.

30 năm trước, cha tôi lúc ấy đã gần 50 tuổi rồi mà vẫn chưa lấy được vợ, vì ông bị què cộng thêm gia cảnh nghèo khó nên không có cô gái nào muốn gả về gia đình ông. Về sau, trong làng có một ông lão ăn xin dẫn theo cô con gái bị mù. Ông già đó bị bệnh rất nặng, ba tôi thấy họ đáng thương liền bảo họ vào nhà nghỉ ngơi. Thật không ngờ vừa nằm xuống thì không dậy được nữa, sau này con gái của ông già đó, cũng chính là cô gái mù kia đã được gả cho ba tôi.

Hai năm sau thì sinh ra tôi.

Nhà chúng tôi sống rất kham khổ, nhưng trước sau tôi vẫn không hề đói bữa nào.

Ba mẹ không thể trồng trọt được, không có thu nhập, đành phải tách hạt bắp cho người ta, một ngày lột đến cả mười ngón tay đều sưng rộp lên chảy cả máu, ngày hôm sau liền quấn tấm vải rồi tách tiếp.

Vì để cho tôi được đi học, trong nhà ba mẹ nuôi ba con gà mái, hai con đẻ trứng bán lấy tiền, con còn lại đẻ trứng cho tôi ăn. Mẹ bảo rằng những lúc bà đi xin ăn ở trong thành phố, nghe nói những đứa trẻ trong thành đi học đều được ăn trứng gà, con nhà chúng ta cũng được ăn, sau này nhất định sẽ thông minh hơn cả những đứa trẻ khác trong thành.

Vậy mà trước sau họ đều không ăn, có lần tôi nhìn thấy mẹ sau khi đánh quả trứng vào nồi, bà đã dùng lưỡi liếm liếm những lòng trắng còn sót lại trong vỏ trứng, tôi liền ôm chầm lấy bà khóc sướt mướt. Dù nói thế nào, tôi cũng không chịu ăn trứng nữa, ba tôi sau khi biết được đầu đuôi câu chuyện, tức giận đến mức muốn dùng gậy đánh mẹ. Cuối cùng tôi đã thỏa hiệp, điều kiện tiên quyết chính là chia đều quả trứng đó để ba người chúng tôi cùng nhau ăn. Tuy họ đã đồng ý, nhưng mỗi lần cũng chỉ là dùng răng nhâm nhi một hai miếng cho có vậy thôi.

Những người trong thôn trước giờ đều không hề gọi tên tôi, mà đều gọi tôi là con của ông chồng què bà vợ mù. Ba mẹ chỉ cần nghe thấy có người gọi tôi như vậy, thì nhất định sẽ liều mạng với người đó.

Mẹ nhìn không thấy thì sẽ lấy miếng gạch mà ném loạn xạ cả lên, miệng chửi rằng: “Cái đồ trời đánh nhà chúng mày, chúng tôi tuy bị què bị mù, nhưng con chúng tôi bình thường lành lặn, nên không cho phép chúng mày gọi như thế. Sau này chúng mày sẽ chẳng có đứa nào bằng được con tao cả”.

Kì thi trung học năm đó, đứa con trai của vợ chồng què mù kia thi được giải nhất huyện, khiến cho họ thật sự được nở mày nở mặt một phen. Mọi người trong thị trấn đã chu cấp tất cả số tiền học phí thay nhà chúng tôi, ngày tiễn tôi đi lên thành phố học, ba tôi cũng lần đầu tiền bước ra khỏi làng vùng sâu vùng xa này.

Lúc lên xe, nước mắt tôi chảy mãi không dừng. Ba một tay chống gậy, một tay lau nước mắt cho tôi.

“Vào thành phố rồi hãy cố gắng học hành, sau này sẽ tìm được việc làm và lấy vợ ở đó luôn. Người khác mà có hỏi đến ba mẹ con thì con hãy nói rằng con là trẻ mồ côi, không có ba mẹ, nếu không thì người khác sẽ xem thường con cho xem. Nhất là con sẽ không lấy được vợ, người ta sẽ chê bai con. Nếu làm lỡ việc lấy vợ của con thì ba cũng không còn mặt mũi nào để đi gặp tổ tiên nữa”.

“Ba!”, tôi bảo ông đừng nói nữa, “đây là những lời gì thế, chỉ có những kẻ không ra gì mời không chịu nhận ba mẹ thôi?”

Mẹ cũng nói: “Những lời này đều đúng cả đấy, con phải nghe mới được. Con có còn nhớ lúc còn ở trong trường hay không? Chỉ cần nói con là con cái của vợ chồng què mù trong làng, mọi người thì lập tức khinh thường chế giễu con ngay. Lúc mới bắt đầu, ngay cả thầy cô trong trường cũng không thích con. Sau này nếu con dẫn vợ thành phố về thì hãy nói chúng ta chính là ông chú và bà thím của con”.

Nói xong, bà vừa khóc vừa lau nước mắt.

Ba nó: “Tốt nhất là đừng có dẫn vợ về nhà, hễ dẫn về nhà, mẹ con lại không nhịn được, như vậy sẽ lộ tất cả thì nguy”.

Sau đó, ông liền dúi mười quả trứng gà đã luộc chín sẵn vào lòng tôi, rồi dẫn mẹ đi mất. Tôi đứng lặng nhìn theo hình bóng của họ, nước mắt chảy mãi không thôi.

Nghe kể đến đây, khóe mắt tôi bỗng thấy cay cay, tàn tật không phải là lỗi của họ, đó chẳng qua chỉ là số mệnh buộc họ phải thế, nhưng họ đã sinh cho tôi một Thiên Trì hoàn mỹ.

Thiên Trì ngốc nghếch này, cha mẹ như thế này, thử hỏi còn có cha mẹ nào hoàn mỹ hơn thế nữa chứ.

Tôi rất tức giận, sao anh ấy lại xem thường tôi như thế?

“Vậy sau đó, anh liền nói với vợ anh rằng họ chính là ông chú và bà thím của anh sao?”. Tôi gõ câu hỏi này rồi gửi cho anh.

“Vốn dĩ tôi không tin. Người vợ tôi tìm là tôi, chứ không phải ba mẹ, tại sao ngay cả ba mẹ cũng không thể nhận chứ?

Vậy mà tôi ở bên ngoài mười năm, ba mẹ không hề đến trường thăm tôi dù chỉ một lần.

Năm đầu tiên làm việc, tôi muốn dẫn họ vào thành phố chơi, họ đều không chịu, nói rằng nếu chẳng may để cho người khác biết ba mẹ tôi là người tàn tật, họ sẽ bôi tro trát trấu lên mặt tôi, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc lấy vợ của tôi”.

Người thân ở bên ngoài, con muốn tận hiếu mà không được.

Cả đời họ đều ở trong vùng núi xa xôi mà không muốn ra ngoài.

Mẹ có nói rằng bà chính là từ thành thị đến đây, nhưng như vậy nào có ý nghĩa gì đâu.

Sau này, tôi đã quen một người bạn gái, khi tôi cho rằng thời cơ đã chín muồi rồi, liền dẫn cô ấy về thăm nhà một chuyến.

Nào có ngờ đâu, sau khi đến nhà, cô ấy ngay cả cơm còn chưa ăn một bữa liền bỏ đi ngay, tôi vội đuổi theo sau, cô ấy nói rằng, nếu phải sống với những người như thế, ngay cả một ngày cô ấy cũng không sống nổi. Còn nói gien nhà chúng tôi có vấn đề, con cái sau này nhất định cũng sẽ không được khỏe mạnh.

Nghe xong những lời này, tôi tức đến nỗi bảo cô ấy rằng đi được bao xa thì cứ đi. Về đến nhà, mẹ tôi đang khóc nức nở, còn ba thì luôn miệng trách mắng tôi. Bảo tôi không nghe những lời họ nói, không muốn đứt hương hỏa nhà chúng tôi.

Về sau, tôi đã quen bạn gái thứ hai, chính là vợ tôi bây giờ.

Tôi rất yêu cô ấy, ngay cả nằm mơ tôi cũng sợ mất cô ấy, nhà của cô ấy lại giàu có, họ hàng thân thích đều là những người có địa vị trong xã hội.

Đã có vết xe đổ lần trước rồi, tôi rất sợ, đành phải làm đứa con bất hiếu.

Nhưng mỗi lần đến ngày lễ Tết tôi đều nhớ đến họ, trong lòng như có tảng đá lớn đè lên, rất khó chịu.

“Vậy anh trước giờ không nói cho vợ anh biết sao? Biết đâu cô ấy sẽ thông cảm chuyện này thì sao?”

“Tôi chưa từng nói, cũng không dám nói. Nếu như cô ấy chấp nhận, tôi nghĩ rằng mẹ vợ tôi cũng sẽ không chấp nhận. Tôi sống cùng với họ, ba vợ là người rất có tiếng tăm bên ngoài. Nếu như ba mẹ tôi đến rồi, không phải là bôi tro trát trấu vào mặt họ sao? Tôi cũng chỉ có thể tranh thủ những lúc ra ngoài công tác, học tập mà lén lén trở về thăm họ một lúc…

Cảm ơn bạn đã nghe tôi nói nhiều như vậy, bây giờ lòng tôi đã thấy nhẹ nhõm thoải mái hơn nhiều rồi”.

Sau khi tắt máy rồi, tôi vẫn không sao ngủ được.

Ai cũng bảo là con cái không chê mẹ xấu, chó không chê nhà nghèo, nhưng hãy nhìn xem chúng tôi đã làm gì đây?

Tôi hiểu được chỗ khó xử của Thiên Trì, cũng hiểu được nỗi khổ tâm của ba mẹ anh.

Nhưng họ lại không biết rằng cả hai đã đẩy người vô tội là tôi vào trong nghịch cảnh vô tình vô nghĩa.



Trời vừa sáng, tôi liền đến gõ cửa phòng ban giám đốc, nói với ông ấy rằng những sự việc còn lại xin ông toàn quyền xử lý, tôi có chuyện vô cùng quan trọng cần phải làm ngay, mọi chuyện giờ đều phải trông cậy vào ông ấy. Sau đó, tôi vội thu dọn ít đồ, rồi đi thẳng ra trạm xe lửa. Cũng may, tôi đã bắt được chuyến xe lửa đầu tiên.

Con đường núi đó quả thật là rất khó đi.

Vừa mới bắt đầu hai chân đã mỏi đến không còn chút sức lực nào nữa, về sau bàn chân sưng phồng cả lên, không thể nào đi tiếp được nữa.

Ngay lúc giữa trưa, trời lại nắng gắt, tôi đành phải ngồi nghỉ bên đường một lúc.

Nước uống mang theo trên người gần như sắp uống hết cả rồi, mà tôi cũng không biết phía sau còn bao nhiêu lộ trình phải đi nữa.

Cởi giày, bóp cho mụn nước dưới chân chảy ra, lúc đó đau đến nỗi tôi khóc bật thành tiếng, thật sự muốn gọi điện bảo Thiên Trì đến rước tôi về nhà, nhưng lại thôi tôi phải có chịu đựng. Tôi lấy tay tóm lấy một nắm hoa cỏ lau ở ven đường lót vào dưới chân, cảm thấy bàn chân thoải mái hơn nhiều.

Nghĩ đến ba mẹ của Thiên Trì, bây giờ vẫn còn làm việc vất vả ở nhà, bàn chân bỗng nhiên tràn trề sức lực, đứng thẳng dậy mà tiếp tục đi tiếp về phía trước. Khi trưởng thôn dẫn tôi đến trước cửa nhà của Thiên Trì, một vùng trời kia, ráng chiều đỏ rực đang chiếu lên cây táo lâu năm trước cửa nhà họ.

Dưới cây táo, ông chú của Thiên Trì, không phải, ba của Thiên Trì đang ngồi ở đó, nhìn ông còn già hơn nhiều so với lúc đám cưới. Tay đang bóc những hạt bắp, cây gậy lặng lẽ dựa vào cái chân tàn tật kia của ông.

Mẹ thì quỳ ở dưới đất chuẩn bị thu dọn số bắp đã phơi xong, bàn tay bà đang gom những hạt bắp lại thành đống.

Tựa một bức tranh, mà trong bức tranh ấy chính là người cha người mẹ hoàn mỹ nhất trên đời này.

Tôi từng bước từng bước đi về phía họ, ba vừa nhìn thấy tôi, quả bắp ông đang cầm trên tay liền rơi xuống đất, miệng há thật to, giật mình hỏi: “Con, sao con lại đến đây?”

Mẹ ở bên cạnh hỏi dò: “Ba nó à, ai đến vậy?”

“ Vợ…vợ của Thiên Trì”.

“Hả. Ở đâu?”, mẹ hoảng hốt dùng tay sờ soạng chung quanh để tìm về phía tôi.

Tôi khom lưng đặt hành lí xuống đất, sau đó dùng tay nắm chặt tay bà, quỳ mọp xuống đất, nghẹn ngào nói với ba mẹ rằng: “Ba! Mẹ! Con đến đón ba mẹ về nhà đây!”

Ba ho vài tiếng, nước mắt chảy dài khắp gương mặt chi chít nếp nhăn.

“Tôi đã nói rồi mà, thằng con của chúng ta không hề nuôi vô ích!”

Còn mẹ thì ôm chầm lấy tôi, từng hàng từng hàng nước mắt từ trong hốc mắt của bà chảy xuống cổ tôi.

Khi tôi dẫn ba mẹ đi, mọi người trong làng đều đốt pháo hoan hô.

Tôi một lần nữa lại thấy tự hào vì ba mẹ.

Khi Thiên Trì mở cửa ra, nhìn thấy ba và mẹ đứng ở bên trái bên phải tôi, không khỏi lấy làm kinh ngạc, người anh ngây như khúc gỗ, không nói một lời nào.

Tôi nói: “Thiên Trì, em chính là người đã đọc câu chuyện của anh đó, em đã đón ba mẹ chúng ta về rồi này. Ba mẹ hoàn mỹ như thế, sao anh lại nỡ để cho họ ở trong vùng núi xa xôi hẻo lánh được chứ?”

Thiên Trì khóc không thành tiếng, ôm chặt lấy tôi, hai hàng nước mắt lăn dài xuống cổ tôi giống như mẹ anh vậy.

Ba và mẹ, hai từ ngữ thần thánh, thiêng liêng bao quát hết thảy tình yêu trên thế gian này, thật đáng để cho chúng ta dùng cả đời để gọi.

Nguồn Tổng Hợp

ban-dang-hanh-phuc-hay-khong-hanh-phuc-cung-nen-doc

     ban-dang-hanh-phuc-hay-khong-hanh-phuc-cung-nen-doc:



 bài này hay quá bạn ơi hãy đọc nhe ! Đừng bao giờ nghĩ, mình luôn luôn đúng. Vì thực sự, ai khi đưa ra chính kiến cũng nghĩ như bạn. Hãy mở lòng để nghe người khác nói.




                     

Muon con lam CEO hay tu tu



Muốn con lớn lên làm CEO mà không phải là tử tù, mẹ hãy đọc thư này
Giáo dục con cái không đúng cách, có thể khiến cuộc đời của con trôi xa và không cách nào quay đầu lại được nữa…  Muốn con lớn lên làm CEO mà không phải là tử tù, mẹ hãy đọc thư này:

THƯ BỐ GỬI CON TRAI KINH DOANH CÔNG TY ĐA CẤP THẬT XÚC ĐỘNG



XÚC ĐỘNG THƯ BỐ GỬI CON TRAI CÔNG TÁC TRONG CÔNG TY ĐA CẤP

Con trai yêu mến của bố! Hôm nay ở quê bố mở cờ níp trên mạng ra thấy con và các bạn hò hét cái gì mà “Tôi Trạch Văn Hoành 25 tuổi, mục tiêu của tôi đến tháng 12 năm 2016 là kiếm được 1 triệu USD và mua được căn hộ ở Ciputra. Tôi hành động bất chấp khó khăn, bất chấp nỗi sợ hãi”, thì con biết sao không? Con ạ, mẹ con nghe xong hoa mắt ngã cái rầm ngay tại chỗ, bố và các em phải cho uống 6 thìa nước đường mới tỉnh dậy được.


Con ơi, tổ sư mày, mày giàu có thế mà giấu tiệt bố mẹ là sao hở con? Mẹ con tỉnh dậy nói với bố, ông này một năm nữa nó có một triệu đô và mua được nhà chung cư thì ít nhất bây giờ trong tay nó phải có cỡ vài tỉ bạc, ông bảo nó về quê trả nợ họ hàng cho tôi cái, với lại mang cái xe đạp mini tàu về cho tôi đi chợ, nó giàu rồi chắc đi xe con.

Thấy mẹ xúc động, sợ ảnh hưởng tim mạch, bố an ủi. Chắc nó nói phét đấy, tháng trước xách gạo lên Hưng Yên thăm nó, thấy nó vẫn ở trong nhà trọ mái fibro xi măng nóng hầm hập, sáng dậy ngáp 6 cái, uống cốc nước lọc, khoác bộ vest đen mua 100 nghìn chợ Kim Liên rồi đi làm kia mà. Hoành ơi, mày nói thật với bố đi, thần kinh con dạo này vẫn bình thường chứ? Bố hỏi thế vì bố xem trên mạng có con bé mặt mũi cũng sáng sủa đứng trước hội trường hô khẩu hiệu xong khóc nức nở, con và các đồng nghiệp ôm chầm vỗ về động viên.

Con ạ, ban đầu bố cứ tưởng mày lợi dụng sờ vếu nó phát, vì bố nói thật trông vếu nó bố cũng thích, nhưng không ngờ mày mếu máo khóc theo như cha chết. Mày không bị thần kinh thì ma ám mày rồi hả Hoành? Khóc khóc cái thằng cha mày ấy, mà thằng cha mày thì đói nhăn răng, sáng ăn cơm nguội đi cày, tối úp mì tôm Hảo Hảo ăn coi bóng đá đây này, sao mày không khóc?

Hoành ơi, con trai ngu muội của bố ơi, nãy giờ bố troll mày đấy, giờ bố mới nói thật này! Bố mặc dù ở quê đi cày nhưng không cái gì qua được bố đâu. Cái thằng diễn giả dạy mày cách làm giàu, bố nói thật, một là thất nghiệp đói thối mồm, hai là loại ba hoa chích chòe trên răng dưới củ cải.

Con ạ, thằng giàu thì nó không ngu gì dạy đứa khác cách làm giàu đâu. Như mẹ mày ở quê đây, mẹ con nấu riệu ngon và bán chạy nhất làng, ai hỏi bí quyết bố toàn xui mẹ bày đểu hoặc giấu nghề. Ngu gì nói bô bô cho cả làng biết cách nấu riệu ngon. Thế mà gia đình ta còn đói bỏ mẹ, có cái mini tàu mày cũng mang đi thì biết rồi đấy.

Bố nghe nó dẫn chứng Bill Gates, Stever Jobs, Mark Juckerberg…trở thành tỉ phú từ một người bình thường để lòe con rằng họ làm được sao chúng ta không làm được? Rằng nếu bố bạn nghèo, ông bạn nghèo thì bạn nên mừng vì không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Con ơi, Hoành dại dột và ảo tưởng của bố ơi! Bố mà giàu, bố cho mày du học bên Tây hoặc chạy cho mày vào cơ quan ngon ngon lắm lộc lá, chứ không ngu gì để con cắp đít chạy theo bè lũ bán xoong nồi, thực phẩm chức năng và máy đéo chi đó phục hồi sức khỏe.

Có nhiều cách làm giàu không khó, ví dụ đánh đề, ghi lô, mua vé số… nhưng không có ai giàu và thành công bằng cách kéo nhau ra đường hò hét “Tôi thành công vì tôi bất chấp tất cả” như con trong cờ níp Hoành ạ!

Thôi thư vắn tình dài, bố không muốn nói lắm. Bố dặn con vài điều trước khi lùa trâu ra đồng.

Tốt nhất con về đi cày với bố, hoặc tăng gia sản xuất, nuôi gà vịt, thả cá trê, rô phi đơn tính, làm ít năm cưới con vợ, sinh con cho mẹ mày đỡ lo.

Nếu không về thì đi học lấy cái nghề sau này nuôi thân, đừng sáng uống nước lọc, diện comple, đi giày đen, ngồi mini tàu nói chuyện lên mặt trăng trong khi răng dính toàn rau muống.

Lừa ở đâu thì lừa, xin con đừng bất chấp khó khăn, bất chấp tất cả, gọi điện cho họ hàng gạ mua xoong chảo, nồi niêu và thực phẩm chức năng nữa. Vừa rồi giỗ tổ ai cũng nhìn bố như kẻ thù con biết không?

Và cuối cùng, tiên sư cha nhà anh, anh mang ngay cái xe đạp mini tàu về cho mẹ đi chợ.

Bố tội nghiệp của con, Trạch Văn Đoành.

Cư xử hay khóe léo giỏi phải thuộc nằm lòng bài này

01. Sửa tật nói năng bạt mạng. Nên ăn nói từ tốn, nhã nhặn.
02. Người ta nhắn tin nhất định phải trả lời, dù không muốn nói chuyện hay không biết nói gì cũng nên dùng biểu tượng hay dấu câu để diễn đạt khéo léo. Không trả lời tin nhắn không phải là cao giá lạnh lùng, mà là thiếu văn hóa.
03. Đừng vội vàng “trông mặt mà bắt hình dong”.
04. Dùng ‘cảm ơn bạn’ thay cho 'cảm ơn’. Chỉ khác 1 chữ nhưng thành khẩn hơn rất rất nhiều.
05. Đừng nói bí mật cho gió, gió sẽ thổi nó đi khắp cánh rừng.
06. Những lời không nói được trước mặt người ta, thì cũng đừng nói sau lưng họ.
07. Một cô gái luôn cười tươi vui vẻ lúc nào cũng đáng yêu hơn một cô gái mặt như đưa đám cả ngày.
08. Chưa được họ cho phép thì đừng tự ý xem điện thoại của họ.
09. Một cô gái được các chàng trai yêu thích cũng chẳng nói lên được điều gì, nhưng một cô gái được rất nhiều bạn gái khen ngợi thì thật sự lợi hại.
10. Khi người khác ngủ thì biết im lặng.
11. Có chuyện gì thì phải nói ra, đừng chờ người ta tự hiểu, vì người ta không phải là bạn, không biết bạn nghĩ gì. Càng chờ sẽ càng thất vọng, đau lòng mà thôi, nhất là trong chuyện tình cảm.
12. Quan hệ giữa người với người là quan hệ bình đẳng, đừng nghĩ đến chuyện dựa dẫm hay lợi dụng bất cứ kẻ nào.
13. Khi người ta hỏi bạn “làm sao thế” thì đại đa số chỉ vì thỏa mãn sự hiếu kỳ, không phải muốn giúp đỡ bạn đâu.
14. Khi người khác nói họ thích gì đó, hy vọng bạn đừng phản bác, vì chúng tôi đều thật lòng thích điều chúng tôi nói đến, nhưng bạn lại nói điều đó không tốt thế nào, xấu xí thế nào… sự thẳng thắn đó của bạn, là sự ích kỷ.
15. Đừng nói đùa quá đà với người không quen, mà kể cả quen thân cũng không nên.
16. Trước mặt người bạn ghét, đừng tỏ ra mình ghét họ, cũng đừng nói xấu họ với những người quen của họ.
17. Nói thế nào nhỉ, phá vỡ sự hào hứng, vui vẻ của người khác là hành động rất mất lịch sự.
18. Không phải ai cũng thích đùa.
19. Có nhiều người thích giả ngu, nhưng đừng vì thế mà nghĩ họ ngu thật.
20. Từ chối cũng phải kiên quyết. Chuyện gì cũng cần bày tỏ rõ ràng quan điểm.
21. Hãy cư xử lịch sự với các nhân viên ngành dịch vụ.
22. Người ta có thể tự giễu bản thân nhưng bạn tuyệt đối đừng phụ họa.
23. Nghe nhiều nói ít.
24. Dù là bạn bè thân thiết, cũng đừng luôn trêu chọc sự béo phì hay xấu xí của người khác.
25. Đừng có gặp ai cũng kể khổ, trên đời này có rất ít người biết thông cảm cho người khác, đa phần chỉ nghe như chuyện cười rồi lan truyền khắp nơi, đa phần chỉ nghe một chút là chán ốm rồi.
Từ Weibo/ Mẹ Cherry

Tài sản là thứ không vững bền, học được cách tôn trọng mới là tài sản của một đời vậy. Đó mới là cảnh giới cao nhất của đời người.




Một nữ giám đốc cao quý gặp phải một “ông lão quét rác”, lại vì một câu nói của ông mà khiến cho người này mất việc, nguyên do chỉ bởi một thói quen không nên có của con người.


Tài sản không phải là người bạn cả đời, học được tôn trọng mới là tài sản của một đời vậy. Ảnh: Internet


Quý bà sang trọng và ông lão quét rác

Một người phụ nữ hơn 40 tuổi sang trọng quý phái dẫn theo đứa con trai đi đến hoa viên ở lầu dưới một cao ốc, vốn là tổng bộ xí nghiệp nổi tiếng tại Thượng Hải, ngồi xuống một chiếc ghế dài ăn đồ.

Một lúc sau, người phụ nữ vứt một mẩu giấy vụn xuống đất, cách đó không xa có một ông lão đang quét rác, ông không nói lời nào, đi đến lượm mẩu giấy đó lên, và bỏ nó vào trong thùng rác bên cạnh.

Lại qua một lúc nữa, người phụ nữ lại vứt một mẩu giấy nữa. Ông lão một lần nữa lại đi đến nhặt mẩu giấy đó lên bỏ vào trong thùng rác. Cứ như vậy, ông lão đã lượm ba lần liên tục.

Người phụ nữ chỉ vào ông lão, và nói với cậu con trai mình rằng: “Đã nhìn thấy chưa, con bây giờ nếu không cố gắng học hành, tương lai sẽ giống như ông ta, chẳng có tiền đồ gì cả, mà chỉ có thể làm cái công việc thấp kém này thôi!”.

Ông lão nghe xong liền buông cây chổi xuống, đi đến nói: “Chào cô, nơi đây là hoa viên tư gia của tập đoàn này, cô đã vào đây như thế nào vậy?”.

Người phụ nữ trung niên cao ngạo nói: “Tôi là giám đốc bộ môn vừa mới được tuyển vào đây”.

Lúc này, một người đàn ông vội vàng đi đến, rất mực cung kính đứng trước mặt ông lão. Nói với ông lão rằng: “Tổng giám đốc, hội nghị sắp bắt đầu rồi!”.

Ông lão nói: “Tôi đề nghị hãy cách chức người đàn bà này ngay lập tức!”.

Người đó luôn miệng nói: “Vâng, tôi sẽ lập tức làm theo chỉ thị của ngài!”.

Ông lão dặn dò xong, liền đi thẳng đến chỗ cậu bé, ông đưa tay sờ sờ đầu của cậu, nói một cách ngụ ý sâu xa rằng:

“Ông mong cháu hiểu rằng, điều quan trong nhất trên đời này là cần phải học biết tôn trọng mỗi người và thành quả lao động của họ”.
Người phụ nữ trung niên sang trọng đó kinh ngạc đến ngây người trước sự việc diễn ra trước mắt.

Một lúc sau bà vẫn ngồi liệt trên chiếc ghế dài, nếu như biết đó là tổng giám đốc thì nhất định bà sẽ không có cái thái độ vô lễ đến như vậy.

Nhưng bà đã làm rồi, hơn nữa còn làm trước mặt của tổng giám đốc đang trong thân phận một người làm vườn. Tại sao vậy? Lẽ nào là bởi sự sang hèn của thân phận chăng?

Tôn trọng mỗi một người, chớ lấy thân phận mà phân biệt, đây là thói quen của bạn, vốn là điều không thể giả được, nó sẽ luôn để lộ ra một mặt chân thật trong nhân cách của bạn.

Tài sản là thứ không vững bền, học được cách tôn trọng mới là tài sản của một đời vậy. Đó mới là cảnh giới cao nhất của đời người.




Tiểu Thiện, dịch từ Cmoney.tw

xã hội bây giờ vậy sao ?



bộ tộc cực kỳ thông thái sống như những người con Phật













Bộ tộc Kogi sống giữa rừng thẳm núi cao, nhưng họ lại biết mọi việc đã và sẽ xảy ra trên thế giới.

Bộ tộc thiểu số người da đỏ Kogi, có nguồn gốc từ nền văn minh Tairona. Bộ tộc này trú ngụ trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia, nơi quanh năm mây mù bao phủ. Vùng núi nơi bộ tộc này sinh sống rất hoang vu, ít người dám bén bảng tới vì họ sợ thần linh quở phạt.





Bộ tộc Kogi sống biệt lập, không quan hệ, giao tiếp với người bên ngoài, đặc biệt là những người đến từ thế giới hiện đại. Họ tự cách biệt khỏi với thế giới con người và các nền văn minh ngày nay đã nhiều thế kỉ. Vì vậy mà các nhà khoa học biết rất ít thông tin về bộ tộc này.


Một số nhà khoa học đã rất khó khăn để tiếp cận được với bộ tộc Kogi. Theo họ, bộ tộc này có nền văn minh với niên đại 7 – 8 ngàn năm, trước cả thời đại văn minh của Incas và Maya ở Nam Mỹ.


Điều kỳ lạ là cả đàn ông và đàn bà đều ăn mặc giống nhau, và đều không ăn thịt, cá hay bất cứ loài động vật, côn trùng nào. Thức ăn của họ không có gì khác ngoài cây, lá, hoa, quả, củ.


Họ ăn uống như vậy một cách tự nguyện, theo thói quen từ xưa, mà không chịu bất cứ sự bắt buộc nào. Theo họ, ăn chay đơn giản là việc bắt nguồn từ sự hiểu biết về quy luật cuộc sống và sự thánh thiện trong tâm hồn họ.


Bộ tộc Kogi không áp dụng bất cứ biện pháp khoa học kỹ thuật cũng như hóa chất nào vào việc trồng trọt. Họ gieo trồng rất đơn sơ, tự nhiên và đặc biệt là không có sự tích trữ lương thực.


Họ quan niệm, việc tích trữ lương thực, lo để dành, vô hình tạo ra sự tham lam, muốn chiếm đoạt, đó là khởi nguồn của chiến tranh, tội ác, tàn sát lẫn nhau. Sự dư thừa thường làm rối loạn trật tự thiên nhiên.



Với lối sống an nhiên, tự tại, nên nười Kogi có tuổi thọ rất cao, trung bình lên tới 100 tuổi. Họ gần như không có bệnh tật, ngay cả sâu răng cũng không có ai bị.


Trong ngôi nhà của bộ tộc Kogi không có chỗ cho tín ngưỡng, tôn giáo. Họ không thờ cúng bất cứ một vị thần nào, họ cũng không có các sinh hoạt liên quan đến tâm linh như những bộ tộc khác.


Các nhà khảo cổ học, dân tộc học cũng đã khẳng định rằng, tộc người Kogi có nền văn hóa cách chúng ta rất nhiều thế kỷ. Họ là hậu duệ của một nền văn minh rực rỡ cổ xưa.


Trải bao năm sống trong rừng thẳm, họ vẫn giữ gìn những nét văn hóa, lối sống cơ bản, đặc biệt là những quan niệm về cuộc sống, tự nhiên như những triết gia.


Những cư dân của bộ tộc Kogi thường tự hào khẳng định: ‘Tổ tiên chúng tôi xuất hiện trên trái đất này rất xa xưa, xưa hơn tổ tiên của loài người của thế giới ngoài kia rất nhiều. Chúng tôi biết rõ trong quá khứ và biết chắc những gì sắp xảy ra của trái đất này’.


Thanh niên của tộc người Kogi muốn được xem là trưởng thành, hoàn thiện, có năng lực, thì họ phải trải qua 9 năm tu tập. Họ ngồi quay mặt vào vách đá để khám phá bản thân và suy ngẫm sự liên kết, giao thoa, hợp nhất giữa trời đất, con người và thiên nhiên.


Trong khi nhiệm vụ của người cao tuổi nhất trong làng là truyền cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm, sự hiểu biết về những điều được gọi là bí mật của vũ trụ. Họ cũng được giảng giải kỹ lưỡng về tâm thức của chính họ.


Khi bước vào tuổi 30, thanh niên Kogi sẽ trở thành một con người trưởng thành, hoàn thiện, có khả năng ‘giao cảm với vũ trụ’. Nhờ vậy mà sống ở nơi núi cao, rừng thẳm mà họ vẫn biết rõ được những gì đã và sẽ xảy ra trên thế giới.


Họ thường dùng tay chọc vào một ống gỗ bên trong có chứa vôi, cho đến khi tan thành bột và thỉnh thoảng họ lại chấm vào lưỡi. Việc làm đó nhằm nhắc nhở bản thân luôn trau dồi mài dũa thân và tâm giúp hiểu rõ đời sống đúng đắn, vẹn toàn. Từ đó ý thức được những việc kỳ diệu phi thường.


Người Kogi không có thói huênh hoang, nhưng họ tự hào nói rằng: ‘Chúng tôi đại diện cho thế hệ con người đến sớm trên trái đất nên tự cho mình là anh cả, và xin được gọi các vị là em’.
sưu tầm fb


tại sao nhật bản không có người ăn xin ?

Vì sao người Nhật Bản không ăn xin cho dù nghèo đến mấy?
Ở Nhật Bản, người ta không bao giờ nhìn thấy cảnh người ăn xin lang thang trên đường phố, không phải vì ở Nhật không có người nghèo, vậy thì lý do tại sao dù có túng thiếu thì người Nhật vẫn không bao giờ đi ăn xin?

Bến tàu Edogawa là nơi cư trú của nhiều người vô gia cư Tokyo.
Nhật Bản là một cường quốc phát triển bậc nhất thế giới, người Nhật nổi tiếng là những “con ong” chăm chỉ cần cù, nhưng không phải vì thế mà đất nước này không có người nghèo, dù có là cường quốc giàu có thì đất nước nào cũng có những người vô gia cư, thiếu ăn từng bữa. Thế nhưng, tuyệt nhiên không bao giờ thấy bóng của những người ăn xin trên đường phố nước Nhật. Lý do là gì vậy?
“Tokyo không có cảnh người tàn tật ra đường ngửa tay xin tiền, thậm chí cũng không có đứa trẻ nào ngả mũ xin ăn. Tuy nhiêu nhiều người dân Nhật Bản đã từ chối nhận trợ cấp từ chính sách nhân đạo bởi vì họ cảm thấy làm vậy mình sẽ mất đi lòng tự trọng hay nhân phẩm của bản thân”.
Người Nhật Bản không ăn xin cho dù họ có thiếu thốn đến đâu, khác hẳn ở nhiều nơi trên thế giới này.
Một câu chuyện được kể lại khiến nhiều người phải suy ngẫm về lòng tự trọng của người Nhật:
“Vào một tối trời mưa phùn ở Tokyo không khác gì miền nam Trung Quốc, tôi về nhà hơi trễ. Trên đường về tôi gặp một ông lão cao tuổi đang đi chiếc xe đạp cũ kỹ, đằng sau xe chở một túi to chất đầy vỏ đồ hộp đã dùng hết. Trong đầu tôi bỗng hiện lên cảnh ngày mai khi mọi người vứt đồ đã dùng xong vào thùng rác, ông lão già nua này sẽ nhanh chóng tới thu lượm ve chai, cũng giống như khi ông tìm đến các nhà hàng để thu lượm vỏ đồ hộp người ta thải ra.
Hôm nay có lẽ là ngày hiếm hoi mà ông lão may mắn khi kiếm được nhiều vỏ lon như vậy. Trong thời tiết mưa phùn thế này, ông ấy sẽ có đủ tiền mua vài gói mỳ ăn liền, hai miếng đậu phụ, một chai rượu sa kê, ngồi dưới mảnh vải nhựa là nhà để thưởng thức món ăn xa xỉ và ngon miệng này.
Ông ấy là một người lang thang không nhà cửa, không nơi nương tựa. Theo số liệu thống kê, Tokyo có khoảng 2.000 người vô gia cư như ông.
Hè năm ngoái, tôi có dịp đến thăm bến tàu Edogawa tại Tokyo, là dịp để ngắm nhìn “nhà” của người vô gia cư. Mỗi khi có mưa, xung quanh bến tàu lại khá sạch sẽ, cạnh đó có một mảnh đất công để không nên những người vô gia cư chọn trú ngụ tại đây.
Nhà của họ đơn sơ với tấm nilon dày màu xanh da trời che phủ ở trên. Ai cũng có một cái giường nhỏ, một chiếc vô tuyến, nồi cơm nhỏ và vài đồ dùng lặt vặt khác. Tôi không biết làm sao họ có được một chiếc máy phát điện nhỏ.
Hàng ngày người vô gia cư ở Tokyo đi lượm ve chai tại các ga tàu điện, nhặt báo do người khác đọc xong ném vào thùng rác hoặc vứt luôn ở ghế ngồi. Gần ga tàu điện cũng có một quầy bán tạp chí đã ra vài ngày trước đó với mức giá chỉ bằng nửa giá bìa cho những ai muốn giết thời gian. Và tất nhiên không có thanh tra nào tại Tokyo đi kiểm tra việc này.
Đa phần người vô gia cư đều đã cao tuổi, số ít ở lứa tuổi trung niên. Họ có thể từng là nhân viên văn phòng, tự doanh hoặc chủ doanh nghiệp nhỏ, nhưng vì một lý do nào đó, cuộc đời họ đi theo lối rẽ này để sống trên đường phố.
Ông lão cho biết hiện giờ ông hài lòng về cuộc sống thong dong không ràng buộc một năm qua.
Chính phủ Nhật Bản có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho người ngoài gọi là “trợ cấp nhân sinh”. Người nghèo không đủ điều kiện sinh tồn có thể đến chính quyền địa phương để xin trợ cấp dưới chính sách này.
Tại Tokyo, chính sách “trợ cấp nhân sinh” hàng tháng sẽ hỗ trợ người vô gia cư hay người nghèo 120.000 Yên (gần 1.000 USD), đủ để trang trải cuộc sống ở mức tối thiểu.
Tuy nhiên nhiều người dân Nhật Bản đã từ chối nhận trợ cấp từ chính sách nhân đạo bởi vì họ cảm thấy làm vậy mình sẽ mất đi lòng tự trọng hay nhân phẩm của bản thân.
Tôi cũng chưa bao giờ thấy một người ăn xin nào ở Tokyo, không có cảnh người tàn tật ra đường ngửa tay xin tiền, thậm chí cũng không có đứa trẻ nào ngả mũ xin ăn. Nhật Bản là đất nước không có người ăn xin, một hòn đảo với những điều thật khác thường so với nhiều nước khác.
Khi tôi hỏi giáo sư xã hội học Shimada tại đại học Keio, ông ấy trả lời rất đơn giản:

“Thứ nhất, người Nhật Bản rất tự trọng, họ thà chết đói còn hơn xin của bố thí.
Thứ hai, những người ăn xin luôn là đối tượng bị coi thường nhất ở đất nước Mặt trời mọc và cuối cùng, tinh thần võ sĩ đạo Samurai của Nhật Bản không cho phép họ làm vậy. Họ luôn ghi nhớ một quan niệm truyền thống:
Một người cho dù đến bước đường cùng cũng không bao giờ nhụt chí”.

sưu tầm fb

Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?



Đôi khi ta vẫn tự hỏi thứ đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì? 3 câu chuyện do vị thiền sư kể dưới đây có lẽ sẽ cho bạn một câu trả lời, rồi tự mình ngẫm nghĩ xem có đúng không.

Có người hỏi Thiền sư: “Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?”
Thiền sư đáp: “Dục vọng!”
Người đó lộ vẻ mặt hoài nghi.
Thiền sư nói: “Hãy để tôi kể vài câu chuyện cho ông nghe vậy”.
Bạc vàng đáng sợ
Một vị tăng nhân hốt hốt hoảng hoảng từ trong rừng chạy đến, vừa khéo lại gặp được hai người bạn vô cùng thân thiết đang tản bộ bên rừng. Họ hỏi vị tăng nhân: “Chuyện gì mà ông hốt hoảng quá vậy?”.
Vị tăng nhân nói: “Thật là kinh khủng, tôi đào được một đống vàng ở trong rừng!”.
Hai người bạn, lòng không nhịn được nói: “Thật đúng là tên đại ngốc! Đào được vàng, việc tốt như thế mà ông lại cho là kinh khủng, thật là không thể hiểu nổi!”.
Thế là họ lại hỏi vị tăng nhân kia, “Ông đào được vàng ở đâu? Chỉ cho chúng tôi xem với!”.
Vị tăng nhân nói: “Thứ xấu xa như thế, các ông không sợ sao? Nó sẽ nuốt chửng người ta đấy!”.
Hai người gạt phăng đi, hùng hổ nói: “Chúng tôi đây không sợ, ông mau mau chỉ chỗ xem nào!”.
Vị tăng nhân nói: “Chính là bên dưới cái cây ở bìa rừng phía tây”.
Hai người bạn liền lập tức tìm đến chỗ vị tăng nhân vừa chỉ, quả nhiên phát hiện được số vàng đó. Người này liền nói với người kia rằng: “Tên hòa thượng đó đúng là ngốc thật, thứ vàng bạc mà mọi người đều khao khát đang ở ngay trong mắt ông ta, thế mà lại trở thành quái vật ăn thịt người”.Người kia cũng gật đầu đồng tình.
Thế là họ bàn với nhau làm thế nào để chuyển số vàng này về nhà. Một người trong đó nói:“Ban ngày mà đem nó về thật không an toàn cho lắm, hay là đêm đến thì mình mới vận chuyển, vậy sẽ chắc ăn hơn. Tôi ở lại đây canh chừng, ông hãy về mang chút cơm rau trở lại, chúng ta ăn cơm rồi đợi đến trời tối mới chuyển số vàng này về nhà”.
Người kia liền làm theo người bạn nói. Người ở lại nghĩ : “Nếu như số vàng này đều thuộc về sở hữu của riêng ta thì hay biết mấy! Đợi hắn quay lại, ta hãy dùng cây gậy gỗ đánh chết đi, vậy thì toàn bộ số vàng này là của ta hết rồi”.
Thế là khi người bạn đem cơm rau đến khu rừng, người kia liền từ phía sau lưng dùng gậy gỗ đánh mạnh vào đầu khiến ông ta chết ngay tại chỗ, sau còn nói rằng: “Bằng hữu hỡi, chính là số vàng này buộc tôi phải làm như vậy”.
Sau đó ông ta vớ lấy thức ăn mà người bạn mang đến, ăn ngấu nghiến. Chưa được bao lâu, người này cảm thấy rất khó chịu, trong bụng giống như bị ngọn lửa thiêu đốt. Khi đó, ông ta mới biết rằng mình đã bị trúng độc. Trước lúc chết, ông mới nói rằng: “Lời hòa thượng đó nói quả thật không sai!”.

Đây thật là ứng với lời người xưa để lại: Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn. Đều là họa do lòng tham đưa đến, chính dục vọng đã khiến người bạn thân nhất trở thành kẻ thù không đội trời chung.
Người nông dân mua đất
Có một người nông dân muốn mua đất, ông ta nghe nói có người ở vùng nào đó có đất muốn bán, liền quyết định đến đó hỏi thăm. Người bán đất mới với ông ta rằng: “Chỉ cần giao một nghìn lạng bạc, ta sẽ cho ông thời gian một ngày, bắt đầu tính từ lúc mặt trời mọc, đến khi mặt trời lặn xuống núi, ông có thể dùng bước chân khoanh tròn được bao nhiêu đất, thì số đất đó sẽ chính là ông, nhưng nếu ông không trở về nơi khởi điểm, thì ngay cả một tấc đất ông cũng sẽ không có được”.
Người nông dân đó nghĩ thầm: “Nếu như ngày này ta vất vả một chút, đi nhiều đường hơn một chút, há không phải có thể đi được vòng rất lớn, theo đó sẽ có được một mảnh đất rất lớn hay sao? Làm ăn như vậy quả thật là rất có lợi!”. Thế là ông ta liền ký kết giao ước cùng người chủ đất đó.
Mặt trời vừa mới nhô lên khỏi mặt đất ông ta liền cất bước thật lớn đi nhanh về phía trước; đến giữa trưa, bước chân của ông vẫn không dừng lại giây phút nào, cứ mãi đi về phía trước, trong lòng nghĩ: “Hãy ráng chịu đựng một hôm nay, sau này sẽ có thể hưởng thụ hồi báo của vất vả hôm nay mang đến rồi”.
Ông ta lại đi về phía trước quãng đường rất xa, mắt thấy mặt trời sắp xuống núi rồi mới chịu quay trở về, trong lòng vô cùng lo lắng, bởi vì nếu như không trở về thì một tấc đất cũng không thể có. Thế là ông ta vội trở về theo đường tắt. Tuy nhiên, mặt trời vội vàng sắp xuống núi, ông ta đành phải liều mạng mà chạy, cuối cùng chỉ còn thiếu vài bước thì đến vạch khởi điểm, nhưng sức lực đã cạn kiệt, ông ngã nhào xuống nơi đó.

Dục vọng của con người và ranh giới với hiện thực mãi mãi cũng không cách nào vượt qua được, bởi lòng tham là vô đáy. Con người mãi mãi không biết thỏa mãn, đây chính là khuyết điểm lớn nhất trong nhân cách.
Phật và ma
Có một họa sĩ rất nổi tiếng, ông muốn vẽ Phật và ma, nhưng không tìm được người làm mẫu phù hợp, vì đầu óc ông không tài nào tưởng tượng ra nổi hình dáng của Phật, nên rất lo lắng. Trong một lần tình cờ, ông lên chùa bái lạy, vô tình nhìn thấy một hòa thượng. Khí chất trên vị hòa thượng này đã thu hút người họa sĩ sâu sắc. Vậy là ông liền đi tìm vị hòa thượng đó, hứa cho anh một số tiền lớn, để anh làm người mẫu cho ông.
Về sau, tác phẩm của họa sĩ đã hoàn thành, gây chấn động ở vùng đó. Nhà họa sĩ nói: “Đó là bức tranh vừa ý nhất mà tôi từng vẽ qua, bởi người làm mẫu cho tôi quả khiến người ta vừa nhìn thấy nhất định cho rằng anh ta chính là Phật, loại khí chất thanh thoát an lành trên người anh có thể cảm động bất kì ai”.
Người họa sĩ sau đó đã cho vị hòa thượng đó rất nhiều tiền như lời đã hứa.
Cũng nhờ bức tranh này, mọi người không còn gọi ông là họa sĩ nữa, mà gọi ông là “họa Thánh”.
Bẵng đi một thời gian, họa sĩ chuẩn bị bắt tay vào việc vẽ ma, nhưng điều này lại trở thành một vấn đề khó của ông, vì chẳng biết tình hình tượng ma quỷ ở đâu. Ông đã hỏi thăm rất nhiều nơi, tìm rất nhiều người có vẻ ngoài hung dữ, nhưng không ai vừa ý cả.
Cuối cùng, ông tìm được trong nhà tù một tù nhân rất phù hợp với đối tượng ông cần vẽ. Họa sĩ vô cùng mừng rỡ, nhưng khi ông đối diện phạm nhân đó, người này đột nhiên khóc lóc đau khổ trước mặt ông.
Nhà họa sĩ rất lấy làm kinh ngạc, liền hỏi rõ ngọn ngành.
Người phạm nhân đó nói: “Tại sao lần trước khi người mà ông tìm để vẽ Phật là tôi, bây giờ khi vẽ ma quỷ, người ông tìm đến vẫn là tôi!”
Người họa sĩ giật cả mình, thế là ông lại nhìn kỹ người phạm nhân đó, rồi nói: “Sao lại có thể chứ? Người mà tôi tìm để vẽ Phật ấy khí chất phi phàm, còn cậu xem ra chính là một hình tượng ma quỷ thuần túy, sao lại có thể là cùng một người được? Điều này thật kì lạ, quả thật khiến người ta không thể nào lý giải được”.
Người kia đau khổ bi ai nói: “Chính là ông đã khiến tôi từ Phật biến thành ma quỷ”.
Họa sĩ nói: “Sao cậu lại nói như vậy, tôi vốn đâu có làm gì đối với cậu đâu”.
Ngươi đó nói: “Kể từ sau khi tôi nhận được số tiền ông cho, liền đi đến những chốn ăn chơi đàng điếm để tìm thú vui, mặc sức tiêu xài. Đến sau này, tiền tiêu sạch hết, mà tôi lại đã quen với cuộc sống đó rồi, dục vọng đã khởi phát mà không thể thu hồi lại được. Thế là tôi liền giật tiền người ta, còn giết người nữa, chỉ cần có được tiền, chuyện xấu gì tôi cũng có thể làm, kết quả đã thành ra bộ dạng này của ngày hôm nay đây”.
Người họa sĩ nghe xong những lời này, cảm khái vạn phần, ông sợ hãi than rằng bản tính con người trước dục vọng lại biến đổi mau chóng đến thế. Con người chính là yếu nhược như vậy đó. Thế là ông áy náy quăng cây bút vẽ xuống đất, từ đó về sau không còn vẽ bức tranh nào nữa.
Con người ta, một khi rơi vào trong cạm bẫy “theo đuổi ham muốn vật chất”, thì rất dễ đánh mất bản thân mình, muốn thoát ra khỏi đã trở thành mục tiêu rất khó khăn, vậy nên bản tính con người không thể đi cùng với lòng tham.
Thiền sư kể xong mấy câu chuyện, nhắm nghiền mắt lại không nói gì cả, còn người kia đã biết được đáp án từ trong những câu chuyện này: Thì ra điều đáng sợ nhất trên cõi đời này chính là dục vọng, dục vọng của người ta càng nhiều, thì sẽ càng không thỏa mãn, vậy nên sẽ càng không vui vẻ và phiền não vì thế cũng sẽ càng nhiều hơn.


Câu chuyện mà vị thiền sư đã nói với chúng ta rằng: Tiền tài tựa như gông xiềng, lòng tham tựa như mộ phần, tranh danh đoạt lợi cuối cùng chỉ là công dã tràng. Chỉ có tẩy đi các loại hư vọng trong tâm, buông bỏ tham dục, trở về bản chất chân thật, thì con người mới có thể nhìn thấu rằng tất cả vinh hoa phú quý của thế gian giống như mây khói thoảng qua, rốt cuộc đều là sắc tướng vô thường, cuối cùng mới thể nghiệm được niềm vui vô tận của sinh mệnh, tự tại tiêu dao.

Nguon : Kenh13

con chó thông minh


ng bán rau thấy một con chó chạy vào tiệm liền giực mình, ông ta xua chó ra ngoài, nhưng một lúc sau con chó lại quay trở về…

Ông ta quan sát thật kĩ con chó mới phát hiện trong miệng chú ta có gặm một tờ giấy. Ông lấy tờ giấy ra đọc, trên giấy ghi :

“Phiền ông bán cho tôi 10 trái chuối và một kg bắp cải trắng, tiền ở trong miệng con chó !”
... 

Chủ tiệm cúi thấp người xuống xem, wow ! quả thật có tiền trong miệng. Vì thế ông ta nhận lấy tiền, để chuối và cải đặt vào trong giỏ, sau đó đưa chó gặm về.

Chủ tiệm thật sự bất ngờ với con chó này, nghĩ tới nghĩ lui cuối cùng cũng đến giờ dọn hàng, ông ta quyết định thu dọn hàng và theo chân con chó xem xem.

Ông đi theo hướng chú chó, khi đến ngã tư ông thấy chú ta đặt giỏ xuống, bật dậy ngồi đợi ở vạch trắng của người đi bộ, ngồi đó kiên nhẫn đợi đèn xanh bật lên.

Chú chó tiếp tục đi, đương nhiên chủ tiệm vẫn theo sát nút nó.

Tiếp đó, chú ta đến một trạm xe buýt, bắt đầu nhìn lên lịch trình.

Ông ta rất đỗi kinh ngạc, không ngờ chú chó lại biết đưa tay trái lên đón xe, và chú chó chạy lên chiếc xe buýt đó .

Ông ta cũng bước lên theo, chú chó đưa phiếu đã được cột sẵn trên cổ cho bác tài xem. Nhìn đến khúc này, ông ta cũng như những người ngồi trên xe hoàn toàn choáng, không tin vào mắt mình.

Còn chú ta thì ngồi kế bên bác tài hướng mắt nhìn ra cửa sổ. Không lâu sau, xe buýt chạy đến một cái trạm, chú ta đứng dậy chạy đến bác tài ve vẫy cái đuôi tỏ ý muốn xuống xe.

Xe còn chưa ngừng hẳn, chú ta liền vội vã nhảy xuống xe, chạy về phía một ngôi nhà cách cái trạm đó không xa.

Chú ta mở cánh cổng sắt, chạy về phía căn nhà, đến khi tiếp cận cửa gỗ, bỗng nhiên chú ta đổi ý định chạy vòng ra hoa viên, chú ta nhìn vào cửa sổ, dùng đầu tông vào cửa mấy lần, sau đó lại chạy về đứng trước cửa phòng đợi.

Ông ta nhìn thấy một người đàn ông mở cửa, và bắt đầu đánh con chó.

Người đàn ông đó đánh nó, đá nó và còn lớn tiếng la mắng nó !

Ông ta thật sự không thể nhịn được khi nhìn thấy cảnh tượng này, liền chạy đến ngăn người đàn ông đó lại.

“Ông làm gì thế ?!? Đây là một con chó thông minh ! Tôi có thể dùng tính mạng của tôi đảm bảo rằng con chó này có thể lên tivi !”

Người đàn ông đó đáp lại :

“Ông nói nó thông minh ưh ? Con chó này đã lần thứ hai quên đem theo chìa khóa rồi đó !”

————————————
Câu chuyện này nói với ta một điều rằng: Dù cho bạn có cố gắng nỗ lực cách mấy, ông chủ cũng không bao giờ thỏa mãn !

nếu là con chim bên phải minh phải làm

Nếu là mình thì suy nghĩ hơi chậm nhưng Quyết định chắc !

Điều gì trên thế gian này mới thuộc về chúng ta



Điều gì trên thế gian này mới thuộc về chúng ta?

Nhà vua của một vương quốc nọ vốn là một vị vua anh minh. Một ngày, Ông bị lâm vào những mất mát cá nhân đến nỗi sầu muộn quên cả dân chúng, quên cả trách nhiệm trị vì đất nước. Thậm chí có lúc ông muốn quyên sinh.


Một ngày nọ, có một vị thiền sư tới trước cửa cung điện của nhà vua. Không một người lính gác nào chặn ông lại khi ông bước vào và tiến gần nhà vua đang ngồi trên ngai vàng.

Vua nhận ra có khách tới và lập tức hỏi:

“Ngài cần gì? Ta có thể giúp gì được Ngài?”

Vị thiền sư trả lời:

“Ta cần một chỗ ngủ trong quán trọ này”

Nhà vua quá đỗi ngạc nhiên nói: “Nhưng đây không phải là quán trọ! Ngài đang ở trong cung điện của ta, vua của vương quốc này!”

Vị thiền sư điềm tĩnh nói: “Thưa quốc vương, tôi có thể hỏi ngài, chủ trước của cung điện này là ai không?”

Nhà vua đáp: “Là cha ta. Ông ấy mất nhiều năm rồi.”

Vị thiền sư lại hỏi tiếp: “Và ai là chủ trước của nó, trước cha ngài?”

“Là ông nội ta. Ông ấy cũng đã mất.”

Vị thiền sư điềm tĩnh giải thích: “Như vậy đây là nơi người ta sống một thời gian ngắn sau đó rời đi. Chẳng phải là một quán trọ hay sao?”

“Chỉ là một quán trọ, vậy thế giới này, vốn đâu thuộc về chúng ta. Vì vậy chúng ta đâu cần vứt bỏ nó, điều nên vứt bỏ chính là sự cố chấp vào nó. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta. Khi đau khổ, ta nhớ rằng nỗi đau không trường tồn. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao chúng ta phải chứa đầy độc dược? Cùng một mảnh tâm hồn như vậy, tại sao phải chứa đầy phiền não? Hãy nghĩ tới trách nhiệm của chúng ta để lại điều gì khi rời đi.“

Nhà vua chợt nhận ra mê lầm mình đang vướng mắc phải, ông cảm tạ vị thiền sư và nhanh chóng lấy lại niềm tin, sức mạnh và trách nhiệm trị vì đất nước, dẫn dắt muôn dân, để lại tiếng thơm muôn đời.

(ST)
pt>